NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ THEO THÔNG TƯ 34/2014/TT-BKHCN
Dưới đây là một vài quy định về đào tạo an toàn bức xạ mà các doanh nghiệp cần chú ý được SIS CERT tổng hợp. Hãy cùng SIS CERT điểm qua các mục quan trọng nhé!
Một vài hoạt động đào tạo an toàn bức xạ
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong X-quang chuẩn đoán y tế.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong xạ trị.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong y học hạt nhân.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong chiếu xạ công nghiệp.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong sử dụng:
- Thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp (NCS)
- Thiết bị soi chiếu và phân tích sử dụng nguồn bức xạ.
- Đào tạo nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác.
- Đào tạo người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ.
- Đào tạo người phụ trách an toàn
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ. Yêu cầu đối với nội dung và thời gian của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn.
2. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ. Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;
- Nhân viên bức xạ; người phụ trách an toàn;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
- Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
2. Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
3. Hàng năm nhân viên bức xạ phải được huấn luyện các quy định của cơ sở về các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ, được phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
4. Chương trình đào tạo an toàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được thực hiện bởi tổ chức có giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
5. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để các nhân viên bức xạ được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ sử dụng nhân viên bức xạ để tiến hành công việc bức xạ khi đã được đào tạo an toàn bức xạ theo đúng các yêu cầu quy định tại Điều này.
Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn
1. Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
2. Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
3. Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được thực hiện bởi tổ chức có giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
4. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để người phụ trách an toàn được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ bổ nhiệm người đã được đào tạo an toàn bức xạ theo đúng các yêu cầu quy định tại Điều này làm người phụ trách an toàn.
Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ
1. Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ phải bao gồm đủ các bài giảng tương ứng với từng loại hình công việc bức xạ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và phải được cập nhật các thông tin mới nhất tại thời điểm tổ chức đào tạo; trường hợp nhân viên bức xạ đã tham gia chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho một loại hình công việc bức xạ và có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ thêm cho loại hình công việc bức xạ khác sẽ phải tham gia học và kiểm tra đối với các nội dung không có trong chương trình đào tạo trước.
2. Nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn bao gồm các bài giảng của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ phù hợp với loại hình công việc bức xạ đang tiến hành tại cơ sở và các bài giảng bổ sung dành cho người phụ trách an toàn nêu tại Nội dung 14 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người phụ trách an toàn làm việc tại cơ sở có nhiều loại hình công việc bức xạ thì phải tham gia học đầy đủ các nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ được yêu cầu đối với tất cả các loại hình công việc bức xạ đó.
Đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ
1
Điều kiện để tổ chức được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là giấy đăng ký) thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật năng lượng nguyên tử, cụ thể như sau:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 02 giảng viên có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ;
c) Có tài liệu giảng dạy theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;
d) Có đủ các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành, bao gồm máy tính, máy chiếu và thiết bị ghi đo bức xạ phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy thực hành;
đ) Đối với tổ chức bị thu hồi giấy đăng ký theo quy định tại Khoản 5 Điều này, việc đề nghị cấp lại giấy đăng ký chỉ được thực hiện sau thời hạn 01 năm từ ngày có quyết định thu hồi.
2
Việc cấp giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp phí, lệ phí cấp giấy đăng ký theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký bao gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Phiếu khai báo giảng viên theo Mẫu số 6 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ của các giảng viên;
– Tài liệu giảng dạy;
– Danh sách các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bài giảng và bài thực hành;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký đối với giảng viên;
3
Việc sửa đổi giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức phải đề nghị sửa đổi giấy đăng ký trong trường hợp thay đổi các thông tin về:
- Tên
- Địa chỉ làm việc của tổ chức
- Người đứng đầu của tổ chức;
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy đăng ký bao gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị sửa đổi giấy đăng ký theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản gốc giấy đăng ký đề nghị sửa đổi;
– Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi;
c) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp giấy đăng ký sửa đổi.
4
Việc cấp lại giấy đăng ký được thực hiện theo quy định như sau:
a) Tổ chức được đề nghị cấp lại giấy đăng ký khi bị rách, nát, mất;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy đăng ký gồm các nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy đăng ký theo Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản gốc giấy đăng ký khi đề nghị cấp lại do bị rách, nát;
– Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất giấy đăng ký và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy giấy đăng ký khi đề nghị cấp lại giấy đăng ký do bị mất;
c) Tổ chức đề nghị cấp lại giấy đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp giấy đăng ký theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
d) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp lại giấy đăng ký.
5
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền thu hồi giấy đăng ký đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện có hành vi gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký;
b) Theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức được cấp giấy đăng ký có hành vi vi phạm pháp luật.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về quy định về đào tạo an toàn bức xạ, liên hệ ngay với SIS CERT!
Xin liên hệ chúng tôi thông qua số điện thoại 0918 991 146 (Ms.Dung) hoặc email info@isosig.com.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, SIS CERT cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng đảm bảo, thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý. Liên hệ ngay!
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH SIS CERT
Trụ sở: Tầng 14, tòa nhà HM TOWN, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng làm việc: B3-49 chung cư cao tầng SKY 9, 61-63 đường số 1, khu phố 2, phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0918 991 146
Liên hệ nhân viên kinh doanh:
Mr. Nhất Duy: 0932 321 236
Ms. Quỳnh Như: 0827 796 518
Ms. Thu Thúy: 0774 416 158
Email: info@isosig.com;
Website: www.isosig.com