NHỮNG ĐIỂM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 140 VỀ ĐÀO TẠO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG?
Chương I của Nghị định 140/2018/NĐ-CP về lĩnh vực đào tạo an toàn lao động ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Giới thiệu chung về Nghị định 140 về đào tạo an toàn, vệ sinh lao động
Nghị định 140/2018/NĐ-CP là nghị định sửa đổi bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội. Nghị định 140/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngay từ thời điểm ký ban hành, tức là có hiệu lực ngay từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
Trong đó, chương I của Nghị định trình bày nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 44 về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung sửa đổi, bổ sung của nghị định 140 về đào tạo an toàn, vệ sinh lao động
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Điều 4 về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thứ hai, sửa đổi khoản 1 điều 5 về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thứ ba, sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều 5 như sau: “Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi”.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung Điều 8 về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thứ năm, sửa đổi Điều 17 về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Thứ sáu, sửa đổi Khoản 4 Điều 19 về tổng thời gian huấn luyện của nhóm 5 ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gain kiểm tra.
Thứ bảy, sửa đổi Điều 22 về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Thứ tám, sửa đổi tiêu đề Mục 3 như sau: “Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn.”
Thứ chín, sửa tiêu đề Điều 24 thành “Quản lý việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” và bãi bỏ nội dung liên quan đến chứng chỉ chứng nhận về chuyên môn y tế lao động tại nội dung của Điều 24.
Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể cần lưu ý của nghị định 140 về đào tạo an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Theo Nghị định 140 sửa đổi, bổ sung điều 17 Nghị định 44 về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.”
Thời gian huấn luyện
Theo Nghị định 140 sửa đổi khoản 4 Điều 19 Nghị định 44 về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động như sau:
“4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.”
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Theo Nghị định 140 sửa đổi điều 22 Nghị định 44 về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động như sau:
“Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
Các tổ chức đào tạo an toàn theo nghị định 140 tại Việt Nam?
Xem thêm tổ chức đào tạo tại link này.
SIS CERT cập nhật thông tin cần thiết cho bạn
Hãy xem thông tin thêm link tại đây.
Và đặc biệt SIS CERT đang mở 1 số lớp đào tạo chứng chỉ cá nhân dành cho những ai có nhu cầu, hãy đăng kí ngay để được tư vấn miễn phí:
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH SIS CERT
Trụ sở: Tầng 14, tòa nhà HM TOWN, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng làm việc: B3-49 chung cư cao tầng SKY 9, 61-63 đường số 1, khu phố 2, phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0918 991 146
Liên hệ nhân viên kinh doanh:
Mr. Nhất Duy: 0932 321 236
Ms. Quỳnh Như: 0827 796 518
Ms. Thu Thúy: 0774 416 158
Email: info@isosig.com; Website: www.isosig.com
Chúng tôi có chuyên gia đào tạo và chứng nhận với hơn 15 năm kinh nghiệm. Chuyên gia của chúng tôi đều được đào tạo và có chứng chỉ đánh giá viên trưởng được công nhận quốc tế Examplar (Mỹ) hoặc IRCA (Anh). Chúng tôi thực hiện trọn gói đào tạo và chứng nhận với chi phí cạnh tranh nhất
Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ chứng nhận ISO, CE, FDA, hỗ trợ thông tin pháp lý về tiêu chuẩn chất lượng ở các thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc, Ả rập, UAE, Canada…