MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO AN TOÀN THỰC PHẨM
Dưới đây là một vài quy định đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm mà các doanh nghiệp cần chú ý được SIS CERT tổng hợp. Hãy cùng SIS CERT điểm qua các mục quan trọng nhé!
Quy định đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố bắt buộc khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm hiện hành thì những cá nhân, tổ chức muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu không thuộc trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cơ sở dữ liệu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở đó phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ sơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Việc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp chủ sơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trang bị các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lưu ý!
Việc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp chủ sơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trang bị các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giúp các cá nhân, tổ chức tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản có liên quan, tránh vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ lúc sản xuất như trong khâu nguyên liệu đến khi tiêu thụ, lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Giúp trang bị như rửa tay, che đậy, bao gói thực phẩm, bảo quản và trang bị thực phẩm, góp phần giảm thiểu về tình trạng ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nội dung kiến thức về quy định đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Các kiến thức cơ bản là điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:
a) Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng …).
d) Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
đ) Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Các kiến thức:
- Thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacture Practice)
- Thực hành vệ sinh tốt (GHP – Good Hygiene Practice)
- Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point).
2. Các kiến thức chuyên ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Luật An toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;
Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;
Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp sau theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trong đó, nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm vẫn có thể hoạt động được bao gồm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
– Sơ chế nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
– Nhà hàng trong khách sạn.
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
Tiêu chí kiểm tra an toàn thực phẩm
Mặc dù được miễn giảm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các trường hợp trên vẫn thường xuyên bị kiểm tra, cho nên đối với các đơn vị này cần tuân thủ các tiêu chí kiểm tra của cơ quan chức năng, nhằm tuân thủ pháp luật và cũng là cách bảo vệ sức khỏe dành cho khách hàng của mình:
Các tiêu chí kiểm tra bao gồm:
(1) Nơi kinh doanh phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm.
(2) Bày bán/chế biến thức ăn trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất 60 cm
(3) Thức ăn được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi bẩn, mưa nắng và các loài côn trùng, động vật khác
(4) Không để lẫn giữa những thực phẩm sống và thực phẩm chín
(5) Có dụng cụ xúc, gắp thức ăn sạch sẽ
(6) Bảo đảm có đủ nước và nước đá sạch phù hợp với quy định
(7) Người sản xuất kinh doanh nhóm ngành nghề này phải có sức khỏe tốt và có kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
(8) Có sổ sách ghi chép nguồn thực phẩm
(9) Có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải kín và hợp vệ sinh.
Cơ sở tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể tổ chức hoặc tham gia tập huấn và cấp Giấy chứng nhận cho người học. Giấy chứng nhận sẽ được cấp ngay sau khi công bố kết quả thi đạt yêu cầu.
Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn bao gồm:
1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố
a) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
b) Các Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận.
3. Các cơ sở khi được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận có đủ điều kiện tham gia giảng dạy tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm:
Các trường đại học;
Các Viện nghiên cứu;
Các Hội và Chi hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm;
Các Trung tâm kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tài liệu học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm – quy định đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm xây dựng nội dung tài liệu hướng dẫn học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các nội dung quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về quy định đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm, liên hệ ngay với SIS CERT!
Xin liên hệ chúng tôi thông qua số điện thoại 0918 991 146 (Ms.Dung) hoặc email info@isosig.com.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, SIS CERT cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng đảm bảo, thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý. Liên hệ ngay!
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH SIS CERT
Trụ sở: Tầng 14, tòa nhà HM TOWN, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng làm việc: B3-49 chung cư cao tầng SKY 9, 61-63 đường số 1, khu phố 2, phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0918 991 146
Liên hệ nhân viên kinh doanh:
Mr. Nhất Duy: 0932 321 236
Ms. Quỳnh Như: 0827 796 518
Ms. Thu Thúy: 0774 416 158
Email: info@isosig.com;
Website: www.isosig.com