6 NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH 44?
6 nhóm đối tượng Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương pháp giúp nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động, từ đó giảm thiểu rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
Giới thiệu chung về đào tạo an toàn, vệ sinh lao động?
- An toàn vệ sinh lao động là ngành học có phạm vi rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Theo nghĩa rộng nhất, nó nên hướng tới:
- Thúc đẩy và duy trì mức độ cao nhất về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội của người lao động trong tất cả các ngành nghề;
- Phòng ngừa cho người lao động những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do điều kiện làm việc của họ gây ra;
- Bảo vệ người lao động trong công việc của họ khỏi những rủi ro do các yếu tố có hại cho sức khỏe;
- Việc đặt và duy trì người lao động trong một môi trường nghề nghiệp thích ứng với các nhu cầu về thể chất và tinh thần;
- Sự thích nghi của công việc với con người.
- Nói cách khác, sức khỏe và an toàn lao động bao gồm phúc lợi xã hội, tinh thần và thể chất của người lao động, đó là “toàn bộ con người”.
- Thực hành an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thành công đòi hỏi sự hợp tác và tham gia của cả người sử dụng lao động và người lao động trong các chương trình sức khỏe và an toàn, và liên quan đến việc xem xét các vấn đề liên quan đến y học nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, độc chất học, giáo dục, an toàn kỹ thuật, công thái học, tâm lý học, v.v.
- Các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp thường ít được quan tâm hơn các vấn đề an toàn lao động vì các vấn đề trước đây thường khó đối mặt hơn.
6 nhóm đối tượng tham gia đào tạo an toàn, vệ sinh lao động?
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Nội dung huấn luyện cho các nhóm đối tượng?
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
2. Huấn luyện nhóm 2
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:
Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm;
phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Huấn luyện nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6:
- Người lao động tham gia mạng lưới an toàn
- Vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn
- Vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng
- Và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian huấn luyện cho 6 nhóm đối tượng theo nghị định 44?
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
- Nhóm 1, nhóm 4:
- Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ
- Bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 2:
- Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ
- Bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
- Nhóm 3:
- Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ
- Bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 5:
- Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ
- Bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động
- Ít nhất là 40 giờ
- Nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
- Nhóm 6:
- Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ
- Ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
SIS CERT cập nhật thông tin cần thiết cho bạn như thế nào?
Hãy xem thông tin thêm link dưới đây:
Và đặc biệt SIS CERT đang mở 1 số lớp đào tạo chứng chỉ cá nhân
Dành cho những ai có nhu cầu, hãy đăng kí ngay để được tư vấn miễn phí:
Link đăng kí: https://crm.isolearning.org/dang-ky-lop-hoc
ĐẠI DIỆN VIỆT NAM: CÔNG TY TNHH SIS CERT
Trụ sở: Tầng 14, tòa nhà HM TOWN, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Văn phòng làm việc: B3-49 chung cư cao tầng SKY 9, 61-63 đường số 1, khu phố 2, phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0918 991 146
Liên hệ nhân viên kinh doanh:
Mr. Nhất Duy: 0932 321 236
Ms. Quỳnh Như: 0827 796 518
Ms. Thu Thúy: 0774 416 158
Email: info@isosig.com;
Website: www.isosig.com